Các phương pháp giúp tăng tốc độ tải trang của website

Tối ưu website là vấn đề quan trọng mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi website trở thành một phần không thể thiếu, hỗ trợ cho công việc được phát triển thì chú ý tới việc tăng tốc độ tải trang cho web là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Tìm hiểu, áp dụng các phương pháp giúp tăng tốc độ tải trang cho website thích hợp giúp nâng cao chất lượng của trang web khi đưa vào sử dụng.

Tầm quan trọng của việc tăng tốc độ tải trang của website

Tối ưu tốc độ website

Khi đề cập tới tốc độ tải trang thì tầm quan trọng được tính bằng giây, mỗi giây đều hết sức quan trọng. Và theo nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận cho thấy tốc độ tải trang không quá 3 giây giúp website đó được đánh giá cao hơn, lượng người dùng ở lại trang web tăng lên đáng kể. Theo https://monamedia.co/, một web tải trang vượt qua 5 giây thường có tới 90% người dùng lựa chọn thoát ra.

Bởi thế, tối ưu được tốc độ tải trang là cách hoàn thiện, nâng cao chất lượng của website khi đưa vào sử dụng. Thực tế thì việc chú ý tới tốc độ tải trang, đảm bảo thời gian chờ hợp lý mang tới nhiều giá trị. Trong đó những lợi ích lớn phải kể tới như:

  • Nhận được đánh giá cao, sự hài lòng từ người dùng ngay từ lần truy cập đầu tiên. Việc truy cập vào website nhanh chóng, thời gian chờ ngắn đem tới sự hài lòng lớn.
  • Tốc độ tải trang đóng góp phần quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Website có tốc độ tải trang nhanh chóng càng tối ưu SEO, nhận được phản hồi tốt từ công cụ tìm kiếm Google. Khi mà Google sử dụng tới hơn 200 tín hiệu khác nhau để thực hiện việc xếp hạng web, tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm của họ thì tốc độ tải trang là một yếu tố không thể thiếu.
  • Website có tốc độ tải trang nhanh chóng, hoạt động mượt mà đảm bảo đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi của người dùng hiệu quả.

Các phương pháp tăng tốc độ tải trang của website

Khi quản trị website chú ý tới tốc độ tải trang là tiêu chí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của trang web. Từ lợi ích, tầm quan trọng của việc cải thiện tốc độ tải trang cho website thì việc có phương pháp để thực hiện hiệu quả là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Trong đó phải kể tới một số cách thông dụng, đem lại kết quả tích cực là:

1. Sử dụng hosting chất lượng

Dịch vụ hosting mà chúng ta lựa chọn sẽ tác động lớn tới quản lý hiệu suất của website. Bởi thế, việc chú trọng tới giá thành của dịch vụ hosting mà bỏ qua chất lượng là sai lầm lớn, từ đó dẫn tới những tác động tiêu cực không nhỏ tới khả năng hoạt động của trang web,

Hosting giá rẻ kéo theo hiệu suất hoạt động kém, việc chia sẻ tài nguyên giữa nhiều website trên cùng máy chủ đối diện với tình trạng quá tải. Lúc này, website của bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho việc tải trang, thậm chí là tình trạng gián đoạn hoàn toàn có khả năng xảy ra. Bởi thế, đặc biệt chú ý tới lựa chọn hosting chất lượng, từ đơn vị cung cấp uy tín. Lúc này, website có được trạng thái hoạt động tốt, duy trì được tốc độ ổn định, mượt mà.

Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ hosting chất lượng cao cho website của mình thì hãy tham khảo ngay công ty Mona Host. Dịch vụ web hosting tại Mona Host sở hữu nhiều ưu điểm như: dung lượng lớn, tốc độ tải nhanh, bảo mật cao, cam kết bảo hành rõ ràng và hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này tại website https://mona.host/.

2. Tối ưu hóa database

Đối với những web chứa nhiều bài viết, dung lượng database lúc này đạt trên 100MB thì lúc này tối ưu lại database để server dễ dàng xử lý tốt hơn mỗi khi có truy vấn cần hoàn thành sớm. Đây là cách để cải thiện tốc độ hoạt động cho website đơn giản song đem lại hiệu quả cao.

Hãy chắc chắn rằng database thường xuyên được làm mới, từ đó những vấn đề đều được xử lý tốt, tránh tồn tại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới website. Tùy thuộc vào từng loại web mà việc sử dụng máy chủ riêng để lưu trữ database hoàn toàn có thể cân nhắc.

3. Tối ưu hóa hình ảnh

Đối với tối ưu hóa hình ảnh chúng ta tập trung chính vào kích thước, định dạng  và Src Attribute. Cụ thể là:

  • Kích thước của hình ảnh cần cân đối hài hòa, không dùng những hình có kích thước quá lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc load trên trang. Bên cạnh đó, chiều sâu ở màu sắc của hình ảnh nên được hạ xuống mức thấp nhân, trong phạm vi chấp nhận được.
  • Định dạng ảnh: dùng định dạng JEPG là hợp lý nhất, bên cạnh đó thì PNG cũng là định dạng có thể sử dụng. Đối với định dạng GIF khi dùng chỉ nên áp dụng với những hình ảnh có kích thước nhỏ, hoặc sẽ đi kèm với đồ họa đơn giản.
  • Src Attribute: chú ý tránh những src rỗng cho hình ảnh sử dụng trên web. Hãy dành thời gian re-size và sử dụng src attribute cho những URL chuẩn trước khi thực hiện việc upload ảnh lên website.

4. Giảm lượng các direct

Redirect chính là các chuyển hưởng tạo thêm các HTTP request khiến thời gian tải trang tăng lên đáng kể. Bởi thế, tuyệt đối không lạm dụng chúng, trong bất kì hoàn cảnh cụ thể nào. Nếu tạo ra một responsive website đòi hỏi chúng ta phải redirect để thực hiện việc kết nối, từ đó đưa người dùng tới phiên bản tương ứng.

Để responsive redirect không giảm tốc độ của web chúng ta nên chú ý dùng một HTTP redirect giúp chuyển người dùng mobile user agent trực tiếp tới một URL tương ứng với phiên bản mobile mà không cần phải qua redirect trung gian. Bên cạnh đó, việc thêm markup <link rel=”alternative”> cũng cần được hoàn thành giúp xác định được URL cho phiên bản mobile.

5. Bật bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm chính là vùng nhớ tạm thời của website. Khi truy cập vào một website cụ thể nào đó thì dữ liệu hoạt động của trang web sẽ được lưu lại trong bộ nhớ đệm, cũng như trong những lần truy cập kế tiếp. Bởi vậy, thay vì trình duyệt phải tải tất cả các tài nguyên đơn lẻ thì bật bộ nhớ đệm giúp chúng ta chỉ phải tải xuống một trong số đó khi cần thiết, số còn lại sẽ truy xuất dữ liệu đã được lưu lại ở khu vực bộ nhớ đệm.

Nhờ việc bật bộ nhớ đệm thì việc nâng cấp load các trang web sẽ được tiến hành đầy đủ và hiệu quả. Nhờ vậy website sẽ hoạt động ổn định, tốc độ tải trạng giảm với độ mượt mà cao.

6. Xóa plugin và tiện ích thừa

Chứa quá nhiều plugin, tiện ích cũng là lý do khiến website hoạt động chậm chạp hơn. Đặc biệt, những plugin nặng không đơn thuần chỉ cản trở quá trình tải trang mà còn khiến web dễ dàng đối diện với sự cố về bảo mật. Bởi thế, xóa bỏ bớt chúng, chỉ để lại những plugin thực sự cần thiết cần được tiến hành đầy đủ.

Hãy tiến hành thực hiện một bài test cơ bản về tốc độ tải trang qua một số công cụ hữu ích, phổ biến như GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Sau đó hãy tắt các plugin trên website, tiến hành chạy thử lại website sẽ thấy được sự khác biệt ở tốc độ tải trang, không hề nhỏ.

7. Thêm Expires Header

Thông thường với lần đầu tiên tải web chúng ta sẽ mất nhiều thời gian cho việc tải những request. Lúc này, tiến hành thêm Expires Header chính là cách giúp giảm thiểu đáng kể lượng request khi dowload. Tiết kiệm thời gian tải trang lần đầu, cũng như tăng tốc độ tải cho những lần tiếp sau, trên website đó được đảm bảo tốt hơn.

Expores chính là thời điểm hết hiệu lực của các file được cache, đồng thời sẽ chỉ vượt ngưỡng ở chính thời điểm này, lúc đó trình duyệt mới gửi các request đó lên server để hoàn thành việc tait ài liệu. Nó sẽ xác định một khoảng thời gian cụ thể, vừa đủ trong tương lai để trình duyệt tìm nạp ảnh, java script, hay file CSS,… mà chúng hoàn toàn không thay đổi.

Tối ưu website là mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp hướng tới. Ngoài việc cần phải mua SSL để tăng cường bảo mật cho trang web thì tiêu chí thì cải thiện tốc độ tải trang trở thành yêu cầu bắt buộc, nâng cao chất lượng website. Có nhiều phương pháp, nhiều cách thức có thể áp dụng để tăng tốc độ tải trang cho website có thể cân nhắc. Tìm hiểu và áp dụng phù hợp giúp nâng cao chất lượng website, cải thiện được vị trí trên công cụ tìm kiếm, cũng nhận được phản hồi tốt, sự hài lòng lớn từ phía khách hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *